5 câu hỏi Marketing Mobile cần được giải đáp trước khi doanh nghiệp tham dự vào cuộc chơi
17/04/2013
Theo một báo cáo của International Communication Union( ICU) thì trên thế giới có đến 5,9 tỉ người dùng các thiết bị di động, chiếm 87% dân số thế giới. ICU còn cho biết thêm, có đến 1,5 tỷ người hiện đang dùng web trên nền tảng mobile. Đây thật sự là một cơ hội kinh doanh rất lớn. Nhưng đối với các doanh nghiệp hiện “chập chững” tham dự vào cuộc chơi. Đâu sẽ là điểm khởi đầu cho hành trình đầy gian truân này. Đây là một vài câu hỏi về Mobile Marketing mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải trả lời khi gia nhập vào thị trường này.
1. Xây dựng trang web phiên bản mobile hay xây dựng một ứng dụng?
Phần lớn các doanh nghiệp sẽ thiên về lựa chọn chỉnh sửa trang web của mình để phù hợp với khả năng truy cập của khách hàng trên các thiết bị di động. Để xây dựng được một website hiệu quả cho di động, Chúng ta hãy nghĩ kỹ về những lý do tại sao khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn trên nền tảng nay. Từ đó chúng ta mới có thể xây dựng một giao diện hoàn thiện, có khả năng đáp ứng cao được các nhu cầu của người dùng khi họ sử dụng.
Điều quan trọng hơn cả, Giao diện web phải thật sự mượt mà, đơn giản và phải có tính tương thích cao với nhiều loại thiết bị di động. Một ví dụ điển hình cho một trang mobile tốt đó là PapaJohn.com. Giao diện chính của trang có 3 nút – Order Pizza cho giao hành, Order Pizza để khách đến lấy và tìm kiếm địa điểm. Sự đơn giản và hiệu quả này sẽ khiến cho người dùng dễ dàng tìm kiếm, đặt hàng sản phẩm và trên hết đó là tăng trưởng doanh thu.
2. Khi nào các ứng dụng có thể thay thế một trang web?
Các ứng dụng không thể thay thế những gì website có thể mang đến. Những gì hiển thị trên ứng dụng sẽ giới hạn trải nghiệm của người dùng. Những trang web hoặc dịch vụ có số lượng sản phẩm lớn như Blog hoặc các stream nội dung số thì thường thiên về việc phát triển các ứng dụng riêng, để khiến khách hàng khỏi lúng túng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng di động riêng có thể mang lại cho người dùng nhiều tính năng hấp dẫn khác mà website không thể có được. Ví dụ dưới đây sẽ giải thích cho điều này
New York’s Mermaid là một nhà hàng chuyên về các món Hào. Khi người dùng đến đây dùng bữa, Họ có thể cài đặt ứng dụng Oysterpedia của nhà hàng. Oysterpedia là một ứng dụng khá hấp dẫn về thông tin các loại Hào. Người dùng có thể tra cứu thông tin, tìm kiếm các hình ảnh, món ăn và có thể đánh dấu rồi chia sẻ những thông tin mà mình thích lên các mạng xã hội.
Nhà hàng đã rất khéo léo khi không dùng các phương thức quảng cáo trực tiếp. Trái lại họ sử dụng lợi thế của di động và các mạng xã hội để có thể tăng cường sự hiện diện của mình.
3. Mã vạch QR Code là gì và áp dụng chúng như thế nào?
Các mã vạch QR code trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với sự phát triển của Smartphone. Đã qua rồi thời điểm người dùng phải đánh các hàng dài địa chỉ trang web để có thể truy cập vào một dịch vụ nào đó. Người dùng có thể truy cập các trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn bằng cách scan các doạn mã này.
Bên cạnh đó, QR code còn đóng vai trò là công cụ phát coupon, đăng ký dịch vụ cho người dùng, hoặc có thể giúp người dùng “like” dịch vụ của bạn trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, với phương thức mới mẻ này, bạn cần phải tạo sự đơn giản và dễ dàng cho người dùng. Địa chỉ web có trong code nên tương thích tốt với giao diện mobile. Bên cạnh đó, chúng nên đi kèm một số hướng dẫn sử dụng cho những người dùng mới.
Theo một số thống kê, có hơn 6% người dùng Mỹ thường xuyên quét các QR code trong năm 2011. Tỉ lệ người dùng còn khá thấp, tuy nhiên xu hướng này đã và đang có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ kể từ khi công nghệ QR code được giới thiệu vào năm 2000.
4. Nền tảng thiết kế nào chúng ta cần sử dụng?
Thiết kế tương tác là một sự lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp hiện nay. Bạn chỉ phải xây dựng một thực thể duy nhất để tối ưu với tất cả các thiết bị, thay vì phải xây dựng một lúc nhiều phiên bản website riêng biệt – 1 cho PC – 1 cho Tablet – 1 cho Smartphone.
Một vài hệ thống quản lý nội dung và blog như WordPress hiện giờ đã cung cấp tính năng như vậy. Với việc tích hợp tính năng mới nhất này, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí xây dựng và quản lý các dịch vụ của mình một cách dễ dàng và đỡ tốn kém nhất.
5. Chúng ta gần kỷ nguyên thương mại di động tới mức nào?
Hiện tại chúng ta đang có nhiều công nghệ cao cấp hỗ trợ cho việc thương mại hóa trên di động. Square là một dịch vụ thành toán di động mà bạn phải thêm một phần cứng phụ trợ là thiết bị quẹt thẻ, từ đó bạn mới thể sử dụng thẻ tín dụng được. Một số dịch vụ khác còn ưu việt hơn như Flint Mobile, bạn hoàn toàn có thể thanh toán hóa đơn của mình bằng cách dùng điện thoại để scan thẻ tín dụng.
Một số dịch vụ khác như Google Wallet thì lại sử dụng công nghệ NFC có tính năng bảo mật hơn, đặc biệt tại các điểm POS (Point Of Purchase). Tuy nhiên, hiện tai sự phổ biến của công nghệ này còn quá thấp. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một thỏa thuận thống nhất nào về một biện pháp, nền tảng tiêu chuẩn cho sự bảo mật và riêng tư cho người dùng. Chính vì thế, Bạn sẽ chưa thể thấy ngay được sự bùng nổ trong lĩnh vực thanh toán di động. Sự phát triển của chúng chưa thể đạt đến độ “khủng khiếp” như những gì Smartphone đang thể hiện. Tuy nhiên, những dịch vụ như Google Wallet chắc chắn sẽ là tương lai cho thương mại di động.
Nguồn: Genk
1. Xây dựng trang web phiên bản mobile hay xây dựng một ứng dụng?
Phần lớn các doanh nghiệp sẽ thiên về lựa chọn chỉnh sửa trang web của mình để phù hợp với khả năng truy cập của khách hàng trên các thiết bị di động. Để xây dựng được một website hiệu quả cho di động, Chúng ta hãy nghĩ kỹ về những lý do tại sao khách hàng sử dụng dịch vụ của bạn trên nền tảng nay. Từ đó chúng ta mới có thể xây dựng một giao diện hoàn thiện, có khả năng đáp ứng cao được các nhu cầu của người dùng khi họ sử dụng.
Điều quan trọng hơn cả, Giao diện web phải thật sự mượt mà, đơn giản và phải có tính tương thích cao với nhiều loại thiết bị di động. Một ví dụ điển hình cho một trang mobile tốt đó là PapaJohn.com. Giao diện chính của trang có 3 nút – Order Pizza cho giao hành, Order Pizza để khách đến lấy và tìm kiếm địa điểm. Sự đơn giản và hiệu quả này sẽ khiến cho người dùng dễ dàng tìm kiếm, đặt hàng sản phẩm và trên hết đó là tăng trưởng doanh thu.
2. Khi nào các ứng dụng có thể thay thế một trang web?
Các ứng dụng không thể thay thế những gì website có thể mang đến. Những gì hiển thị trên ứng dụng sẽ giới hạn trải nghiệm của người dùng. Những trang web hoặc dịch vụ có số lượng sản phẩm lớn như Blog hoặc các stream nội dung số thì thường thiên về việc phát triển các ứng dụng riêng, để khiến khách hàng khỏi lúng túng trong quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, ứng dụng di động riêng có thể mang lại cho người dùng nhiều tính năng hấp dẫn khác mà website không thể có được. Ví dụ dưới đây sẽ giải thích cho điều này
New York’s Mermaid là một nhà hàng chuyên về các món Hào. Khi người dùng đến đây dùng bữa, Họ có thể cài đặt ứng dụng Oysterpedia của nhà hàng. Oysterpedia là một ứng dụng khá hấp dẫn về thông tin các loại Hào. Người dùng có thể tra cứu thông tin, tìm kiếm các hình ảnh, món ăn và có thể đánh dấu rồi chia sẻ những thông tin mà mình thích lên các mạng xã hội.
Nhà hàng đã rất khéo léo khi không dùng các phương thức quảng cáo trực tiếp. Trái lại họ sử dụng lợi thế của di động và các mạng xã hội để có thể tăng cường sự hiện diện của mình.
3. Mã vạch QR Code là gì và áp dụng chúng như thế nào?
Các mã vạch QR code trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với sự phát triển của Smartphone. Đã qua rồi thời điểm người dùng phải đánh các hàng dài địa chỉ trang web để có thể truy cập vào một dịch vụ nào đó. Người dùng có thể truy cập các trang web của doanh nghiệp dễ dàng hơn bằng cách scan các doạn mã này.
Bên cạnh đó, QR code còn đóng vai trò là công cụ phát coupon, đăng ký dịch vụ cho người dùng, hoặc có thể giúp người dùng “like” dịch vụ của bạn trên các mạng xã hội. Tuy nhiên, với phương thức mới mẻ này, bạn cần phải tạo sự đơn giản và dễ dàng cho người dùng. Địa chỉ web có trong code nên tương thích tốt với giao diện mobile. Bên cạnh đó, chúng nên đi kèm một số hướng dẫn sử dụng cho những người dùng mới.
Theo một số thống kê, có hơn 6% người dùng Mỹ thường xuyên quét các QR code trong năm 2011. Tỉ lệ người dùng còn khá thấp, tuy nhiên xu hướng này đã và đang có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ kể từ khi công nghệ QR code được giới thiệu vào năm 2000.
4. Nền tảng thiết kế nào chúng ta cần sử dụng?
Thiết kế tương tác là một sự lựa chọn tốt hơn cho các doanh nghiệp hiện nay. Bạn chỉ phải xây dựng một thực thể duy nhất để tối ưu với tất cả các thiết bị, thay vì phải xây dựng một lúc nhiều phiên bản website riêng biệt – 1 cho PC – 1 cho Tablet – 1 cho Smartphone.
Một vài hệ thống quản lý nội dung và blog như WordPress hiện giờ đã cung cấp tính năng như vậy. Với việc tích hợp tính năng mới nhất này, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí xây dựng và quản lý các dịch vụ của mình một cách dễ dàng và đỡ tốn kém nhất.
5. Chúng ta gần kỷ nguyên thương mại di động tới mức nào?
Hiện tại chúng ta đang có nhiều công nghệ cao cấp hỗ trợ cho việc thương mại hóa trên di động. Square là một dịch vụ thành toán di động mà bạn phải thêm một phần cứng phụ trợ là thiết bị quẹt thẻ, từ đó bạn mới thể sử dụng thẻ tín dụng được. Một số dịch vụ khác còn ưu việt hơn như Flint Mobile, bạn hoàn toàn có thể thanh toán hóa đơn của mình bằng cách dùng điện thoại để scan thẻ tín dụng.
Một số dịch vụ khác như Google Wallet thì lại sử dụng công nghệ NFC có tính năng bảo mật hơn, đặc biệt tại các điểm POS (Point Of Purchase). Tuy nhiên, hiện tai sự phổ biến của công nghệ này còn quá thấp. Bên cạnh đó, vẫn chưa có một thỏa thuận thống nhất nào về một biện pháp, nền tảng tiêu chuẩn cho sự bảo mật và riêng tư cho người dùng. Chính vì thế, Bạn sẽ chưa thể thấy ngay được sự bùng nổ trong lĩnh vực thanh toán di động. Sự phát triển của chúng chưa thể đạt đến độ “khủng khiếp” như những gì Smartphone đang thể hiện. Tuy nhiên, những dịch vụ như Google Wallet chắc chắn sẽ là tương lai cho thương mại di động.
Nguồn: Genk